Thấy Kinh Đô là thấy Tết – Nét đẹp Tết Việt qua các sản phẩm Kinh Đô – friend.com.vn

Ngày đăng: 18/09/2021

Bánh Kinh Đô dường như đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam qua biết bao nhiêu thế hệ. “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” là thông điệp quen thuộc được nhãn hàng Kinh Đô sử dụng xuyên suốt nhiều mùa Tết, nhưng không vì thế mà nó trở nên nhàm chán hay kém hấp dẫn. Ngược lại, hình ảnh bánh Kinh Đô lại ngày càng in sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Thấy Kinh Đô là thấy Tết - Nét đẹp Tết Việt qua các sản phẩm Kinh Đô. friend.com.vn
Ảnh: Thấy Kinh Đô là thấy Tết – Nét đẹp Tết Việt qua các sản phẩm Kinh Đô.

Cùng Marketing24h nhìn lại một số chiến dịch Tết của Kinh Đô đã thực hiện rất thành công để hiểu rõ hơn thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết“.

Nội dung

#1 Tết 2021: Gìn giữ những giá trị Tết

Mùa trung thu năm 2021 diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt. Sự quay trở lại của đại dịch Covid-19 lần thứ 04 làm cho thị trường quảng cáo trung thu năm nay trở nên yên ắng lạ thường. Mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng trung thu luôn mà một dịp đặc biệt mang ý nghĩa ngày Tết của tình thân và sự đoàn viên được đông đảo mọi người đón chờ.

Với sứ mệnh là người gìn giữ giá trị Tết cùng với mong muốn giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn mùa trung thu đặc biệt này, Kinh Đô đã khởi động một chiến dịch truyền thông đầy sáng tạo cùng với thông điệp quen thuộc: “Thấy Kinh Đô là thấy Tết“.

Video: Gìn giữ những giá trị Tết. Thấy Kinh Đô là thấy Tết. (Nguồn Kinh Đô).

#2 Tết 2018: Tết mà…

Đối với người Việt, Tết không chỉ là thời gian chuyển giao giữa năm mới và năm cũ mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa. Đây được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc và xua đi những điều không may mắn trong năm cũ. Đây cũng là dịp để mọi người quây quần, chia sẻ vào gắn bó với nhau hơn.

Video: Thấy Kinh Đô là thấy Tết 2018: Tết mà… (Nguồn: Kinh Đô).

Đoạn phim chưa đầy 02 phút đã tái hiện trọn vẹn hình ảnh ngày Tết của nhiều thế hệ từ xưa tới nay. Những hình ảnh nhẹ nhàng, gần gũi và chân thật. Hình ảnh chiếc hộp đựng đồ may vá của người bà là một chi tiết rất đẹp, sản phẩm của Kinh Đô không chỉ là một phần trong ngày Tết mà còn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Kinh Đô cũng mang sứ mệnh của người mẹ, bao năm gìn giữ vẻ đẹp ngọt ngào của ngày Tết.

#3 Tết 2015: Thấy Kinh Đô là thấy Tết

Thấy Kinh Đô là thấy Tết” là thông điệp được thể hiện rõ ràng và xuyên suốt qua TVC quảng cáo dịp Tết 2015 của Kinh Đô. Những cảnh vật thường ngày bỗng chốc mang lại cảm giác tươi mới và đậm không khí Tết khi có sự xuất hiện của bánh kẹo Kinh Đô. Trong thời lượng vỏn vẹn chỉ 30s, quảng cáo đã tạo cho người xem một cảm giác rộn ràng, mong chờ đến ngày Tết đoàn viên trong khi bình thường ai cũng bận rộn với guồng quay của cuộc sống.

Video: Thấy Kinh Đô là thấy Tết 2015. (Nguồn: Kinh Đô).

#4 Tết 2013: Sự rộn ràng quen thuộc

Đoạn quảng cáo ngắn đã tái hiện không khí rộn ràng quen thuộc của ngày Tết. Sản phẩm bánh Kinh Đô dường như đã trở thành một phần quen thuộc không thể thiếu của ngày Tết với âm thanh đặc trưng và quen tai khi vỗ nhẹ lên hộp bánh. Bánh Kinh Đô luôn là sợi dây tình cảm gắn kết, đem mọi người xích lại gần nhau hơn.

Video: Quảng cáo Tết 2013 – Sự rộn ràng quen thuộc. (Nguồn Kinh Đô).

Tết là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt và Kinh Đô đã dùng những tình cảm chân thành và giản dị nhất để ghi lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng qua thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết“.

>>>Xem thêm: Tagline là gì? Cách tạo tagline ấn tượng nhất

Chủ đề liên quan

  • Báo giá dịch vụ truyền thông, bài PR trên VietnamBiz
  • Báo giá bài PR Cafebiz: Trang tin tức hàng đầu dành cho giới kinh doanh
  • Các dấu ấn đặc biệt của Agency Redder Advertising trong quảng cáo Tết 2019
  • Báo giá bài PR trên GameK chi tiết, mới nhất hiện tại cho doanh nghiệp
  • Khi nào doanh nghiệp nên dùng eMagazine? Báo giá eMagazine chi tiết ưu đãi cho doanh nghiệp
  • Báo giá bài PR Kênh 14 chi tiết, chính xác và ưu đãi cho khách hàng
  • Thương hiệu quốc gia là gì? Để trở thành thương hiệu quốc gia phải đáp ứng những tiêu chí nào?

← Bài trước Demographic là gì? Sử dụng nhân khẩu học để chia phân khúc thị trường Bài kế tiếp → Growth Hacking là gì? 5 ví dụ nổi bật về Growth Hacking

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *